HOTLINE:
0915413567
Giờ làm việc:
08h-20h

z2112201189374_77c00213adafc50a67a6b81e51c1a930CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM NẤM LINH CHI ĐỨC NHUẬN

Theo các tài liệu nghiên cứu, nấm linh chi là một loại thảo dược, có nhiều công dụng trong việc ngăn chặn bệnh ung thư, làm sản sinh phong phú các loại vitamin, khoáng, đạm cho cơ thể. Linh chi thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống bệnh béo phì, ổn định huyết áp. Lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh. Chống đau đầu và tứ chi, giải độc gan, hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ...Chính vì công dụng của nó mà một người không biết gì về nó bị cuốn hút bước vào một nghề mới.

Bén duyên với nghề nấm từ một biến cố gia đình

Tôi -Phong -một thanh niên ở xã Đức Nhuận  huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã từ bỏ nghề chụp ảnh để theo đuổi nghề trồng nấm linh chi với ước mong trị bệnh cho chính mình, đến bây giờ được nhiều người dân địa phương ưu ái gọi anh với biệt danh “Phong nấm”. Cái biệt danh mà mọi người thường hay gọi khi nhắc tôi cũng bởi xuất phát từ chính cái nghề mà tôi đang làm, đó là nghề trồng nấm linh chi.

Năm 1999, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi vào tỉnh Bình Phước với bao nhiêu ước mơ hoài bão mong muốn làm nên một điều gì đó để lập nghiệp. Tôi đã làm nhiều việc, trải qua nhiều gian lao thử thách, tôi cũng tham gia vào việc lao công, bốc vác cực khổ vô cùng. Dẫu vậy trong thời gian chờ cơ hội tôi luôn luôn rèn luyện không bao giờ nản chí, để rồi một ngày kia cơ hội cũng đến sau bao ngày chờ đợi.

Tôi nhận được lời mời từ hiệp hội võ thuật tỉnh: mời tham gia thi đấu, trận đấu võ đài do tỉnh Bình Phước tổ chức, trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, vì tôi chưa bao giờ cho mọi người biết mình đã từng học võ và từng thi đấu, tôi được ban tổ chức sắp xép thi đấu với một người rất nổi tiếng của tỉnh, khiến mọi người càng lo lắng cho tôi hơn, và rồi tôi đã chiến thắng một cách dễ dàng. 

Sau khi thắng trận đấu đó tôi được nhiều người dân tôn trọng hơn lúc còn đi bốc vác, nhiều thanh niên ở địa phương xin theo học.Vậy là tâm nguyện cũng đã có đường hướng, tôi mở “lò” dạy võ, thu nhận hàng trăm môn sinh. Sự nghiệp đang tiến triển tưởng chừng vô bờ bến cũng chính là lúc ngã rẽ cuộc đời khi tôi phải chứng kiến trong vô vọng cảnh người em gái bị dòng nước lũ cuốn trôi. Tôi muốn chết cho rồi, tôi không còn gì nữa cả. Tất cả những gì tôi xây dựng chủ yếu là muốn em tôi thừa kế vì em tôi rất giỏi, tôi cũng rất thương em tôi. Vậy là tôi từ bỏ tất cả những gì đã cực khổ gây dựng. Bỏ nghiệp võ, tinh thần rịu rã không còn sức lực, nỗi đau thương đến tột cùng, trốn chạy nỗi đau, hàng ngày tôi ngồi khóc và nghĩ sẽ quay trở về quê hương mong quên đi những chuyện buồn trong quá khứ. Thế rồi tôi bỏ lại sau lưng những người anh em, những người bạn, các em học trò thân thương hàng ngày tập luyện cùng nhau, những người hàng xóm tốt bụng, để mang nỗi đau về quê hương mong trốn tránh và nguôi ngoa. Thế nhưng nỗi đau ngày một dài có thể vì vậy đã khiến tôi bị bệnh thiếu máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao. Vậy là, tôi phải thường xuyên thăm khám và uống để điều trị bệnh, tuy có thuyên giảm nhưng hết thuốc là bệnh quay trở lại ngày càng nặng hơn, tôi chuyển sang điều trị bằng đông dược. Được lương y mách bảo, và qua sách báo, mạng intenet tôi mua nấm linh chi về uống nhưng giá cao quá. tôi gom góp được vài triệu đồng gửi vào TP Hồ Chí Minh mua nấm linh chi, về sắc uống. Sau hơn 1 tháng thứ dược liệu kì diệu này đã làm tôi khỏe hơn. Nhưng còn uống thì bệnh giảm, hết uống thì lại mệt, thở khó. Trong khi đó 1 kg nấm mất đến 2,1 triệu đồng, chỉ đủ dùng sắc uống trong vòng 2 tháng mà thôi.  Thấy vậy nên  tôi loé lên ý tưởng và nghĩ mình phải đi tìm cách trồng nấm linh chi.

Sự nghiệp trồng nấm của tôi bắt đầu bằng những ngày chỉ có hai bàn tay trắng

Tôi đến các trung tâm khuyến nông, các cơ sở trồng Nấm nhưng không ai làm dược Nấm linh chi. Cuối cùng tôi lên mạng tìm kiếm và đã tìm được đến Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ sịnh học ở Hà Nội. Biết được họ là nơi nuôi trồng và nhân giống Nấm Linh Chi đầu tiên ở Việt Nam nên tôi viết thư hỏi thăm. Cuối năm 2008, Tôi quyết định ra Hà Nội học nghề. Giám đốc trung tâm, bà PSG.TS Nguyễn Thị Chính, cảm thông khi biết tôi muốn học cách trồng nấm linh chi để tự cứu mình. Nhưng bà lo ngại vì trồng nấm linh chi không đơn giản vì Nấm linh chi khó trồng ở xứ nóng. Muốn học nghề điều tối thiểu phải xây dựng một phòng thanh trùng cấy phôi nấm. Những điều này quá xa lạ với một nông dân. Chưa kể theo quy định của trung tâm, muốn học nghề phải đóng khoản lệ phí 25 triệu đồng. Đây là một số tiền quá lớn đối với một nông dân nghèo, bệnh tật.

Thế nhưng thấy tôi quả quyết học nghề, bà cảm nhận được sự khát khao được sống, niềm đam mê, tần mẩn và có duyên với nghề này. Bà giám đốc thông cảm với sự quyết tâm của tôi. Chính vì lẽ đó, bà đã truyền những kinh nghiệm quý báu trong nghề, không những thế bà đã tạo điều kiện cho ăn ở với gia đình cho đỡ tốn kém. Từ ngày đó, tôi làm quen với khái niệm tế bào gốc, lọ chai thí nghiệm... Tính tôi cẩn thận, tất cả những điều học được, thấy được đều ghi vào nhật ký học nghề. Sau giờ làm việc, khi những cán bộ kỹ thuật của trại nấm về nhà, tôi vẫn cứ luẩn quẩn với công việc. 

Ngoài học lý thuyết, tôi thường xuyên lên trại nấm ở vùng ngoại ô Hà Nội để cùng nhóm công nhân thực hành, ủ nguyên liệu, đến việc ươm phôi nấm, cấy và chăm sóc nấm. Thế là sau một thời gian tôi đã nắm vững được các kiến thức về nghề trồng nấm dược liệu linh chi. 

Rời Hà Nội về quê làm nấm, cứ tưởng dễ nhưng khi bước vô làm mới thực sự vỡ lẽ là khó vô cùng.

Để làm ra được chiếc nấm linh chi, tôi đã kiên trì và nỗ lực hết mình.

 - Năm 2009 sau một thời gian làm không hiệu quả có lẽ do chủ quan hoặc thiếu kinh nghiệm trong khâu kỹ thuật dẫn đến kinh tế gia đình rất khó khăn, kiệt quệ. tôi chạy vạy anh em bạn bè  được vài triệu đồng, tức tốc ra Bắc nhờ giáo sư Chính giải thích một số thắc mắc trong quá trình trồng nấm bị hỏng. Đúng một tuần lắng nghe và tham quan các mô hình trồng nấm lân cận, tôi về huy động toàn bộ gia đình tiếp tục công việc, người hốt bột cưa, người mua bao, dồn bịch, chặt tre làm trại, pha trộn nguyên liệu... trồng nấm. Trong vòng 3 tháng, tại căn nhà nhỏ của tôi những chiếc nấm linh chi đã vươn mầm phát triển đều. Sự mong đợi của cả gia đình đã được đền đáp. Đến kỳ thu hoạch, tôi hái nấm sắc uống theo cách hướng dẫn của Giáo sư Chính. Sau một thời gian tôi thấy khỏe ra, các triệu chứng khó thở cũng không còn. Đi xét nghiệm, bác sĩ bảo: khỏe mà có bệnh gì đâu. Không còn thấy dấu hiệu của gan nhiễm mỡ và sức khỏe của tôi đã hồi phục. Tôi thầm cảm ơn Tiến sĩ Chính, nhà khoa học đã bỏ công sức giúp tôi - một nông dân tìm được "thần dược"; còn bà con trong xóm vui mừng vì biết tôi đã trồng thành công Nấm Linh Chi.

Vượt qua những thất bại, giờ tôi cũng đã trồng thành công được Nấm Linh Chi 

Tôi nghĩ tại sao mình không hướng dẫn cho nhiều người cùng làm, nghĩ vậy nhưng khó vì bản thân nghề trồng Nấm rất khó, đòi hỏi tính kiên trì. Vốn đầu tư cũng tương đối lớn,..cuối cùng tôi nghĩ phải thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã để gắn kết những người có cùng niềm đam mê, sở thích, giống như tôi nhưng chưa có điều kiện để đầu tư. Và rồi tôi đã thành lập HTX SX&KD  Nấm xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi, trở thành người đầu tiên ở Quảng Ngãi trồng được loài nấm linh chi, đưa kỹ thuật trồng nấm đến với nhiều nông dân ở địa phương và trong tỉnh, tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương. Góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo chủ trương xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Vượt qua mọi khó khăn, thách thức tôi đã thành công trong nghề trồng nấm linh chi có giá trị cao. Trung bình mỗi năm, Hợp tác xã xuất bán ra thị trường khoảng 2 tấn linh chi, đã mang lại thu nhập ổn định cho các thành viên của HTX. Chất lượng sản phẩm nấm linh chi Đức Nhuận ngày càng được người tiêu dùng khắp cả nước ưa chuộng, tin dùng đã từng bước khẳng định thương hiệu Nấm Linh chi Đức Nhuận 

Nhãn hiệu Nấm Linh Chi Giang Phong cũng đã được cục sở hữu trí tuệ bảo hộ là thương hiệu thuộc HTX Nấm Đức Nhuận nhãn hiệu tốt giúp HTX phát triển đã tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động phát huy hiệu quả kinh tế tập thể góp phần nhỏ cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. HTX cũng Tham gia các hoạt động của địa phương như: 

  • Đóng góp quỹ khuyến học
  • Quỹ vì người nghèo,.. và các phong trào khác.

Nấm Đức Nhuận đã đạt được nhiều thành tựu

  • Giải thưởng Lương Định Của năm 2012. Do trung ương đoàn thanh niên Việt Nam trao tặng.
  •  Bằng khen do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng năm 2013. 
  • Bằng khen do UBND Huyện Mộ Đức tặng.
  • Giải thưởng Cúp Vàng Thương Hiệu An Toàn Vì Sức khỏe Cộng Đồng 2014 – Vietnam Best Food, do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Việt Nam chứng nhận và trao tặng.
  • Chứng nhận đạt danh hiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2014, 2015
  • Chứng nhận danh hiệu Hợp tác xã điển hình tiên tiến cấp tỉnh năm 2015 do Liên minh HTX tỉnh Quảng Ngãi 
  • Chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2016 do UBND tỉnh Quảng Ngãi
  • Giải Thưởng Sao Thần Nông. Năm 2016 do chương trình VTV Đài truyền hình Việt Nam trao tặng.

Và nhiều bằng khen giấy khen khác nữa của các cấp chính quyền trao tặng.

Để khẳng định sự độc đáo của sản phẩm, chúng ta cùng tìm về quá khứ

Từ hơn 4000 năm trước ở trung quốc nấm linh chi đã được coi như một loại thần dược, chỉ dành riêng cho các bậc vua chúa , vì thế linh chi còn có nhiều tên gọi khác như bất lão thảo, thần tiên thảo, vạn niên thảo, nấm thần linh, cỏ huyền diệu, ...Nấm linh chi được coi là một loại dược liệu quý hiếm, có thể chữa được nhiều loại bệnh và giúp tăng cường khả năng miễn dịch.Ở Việt Nam Nhà bác học Lê Quý Đôn (1720 -1784) đã từng đánh giá: Linh Chi là sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan,cường tâm,bình vị, cường phế, giải độc, giải cảm…Theo quan điểm y học cổ truyền phương Đông, tác dụng của Linh Chi không thu hẹp ở một phủ tạng, mà tỏa ra toàn cơ thể, nâng đỡ tổng trạng cơ thể giúp con người trẻ lâu, sống thọ hơn.cùng điểm qua một số công dụng của nấm linh chi:
Phòng chữa bệnh tiểu đường. Nấm Linh Chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin (là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

Tăng cường hệ miễn dịch. Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ. Trong điều trị viêm gan siêu vi, nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất Interferon trong cơ thể.

Ngoài ra, nấm linh chi còn làm sản sinh phong phú các loại vitamin, chất khoáng, chất đạm cần thiết cho cơ thể. Nấm Linh Chi cũng có tác dụng giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, kể cả các kim loại nặng.

Đối với hệ tuần hoàn:

- Chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.

- Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao.

- Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hoà kinh nguyệt.

Tốt cho hệ tiêu hóa
Linh Chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn tính và ỉa chảy.

Làm đẹp da
Nấm Linh Chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá...

Tác dụng chống ung thư
Nấm Linh Chi cũng được tìm thấy có chứa hợp chất triterpene, có thể ngăn chặn các tế bào ung thư. Chiết xuất nấm và các chất chiết xuất từ bào tử của nó còn có khả năng tăng cường miễn dịch và không làm tổn hại tới các tế bào bình thường.

Đối với hệ thần kinh: Làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh, hỗ trợ thần kinh.
Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt.

Ngoại sử chép rằng, trong một tiệc tân niên đãi các sứ thần ngoại quốc, Từ Hi Thái Hậu nhà Thanh đã tổ chức một bữa ăn gồm tổng cộng 365 món, kéo dài bảy ngày đêm, mỗi ngày có một món đặc biệt. Bảy món cho bảy ngày là linh chi, tượng tinh, sơn dương trùng, chuột bạch bao tử, óc khỉ, trứng công và nhũ trư (heo sữa)...

Bữa tiệc kéo dài từ sáng mồng một đến mồng bảy tháng giêng. Những món ăn đãi thực khách dĩ nhiên là cầu kỳ không phải chỉ vì bào chế công phu mà còn cả tìm tòi, săn bắt hay nuôi dưỡng rất kỹ lưỡng. Thế nhưng linh chi là cái gì mà được đưa lên hàng đầu trong danh sách của thực đơn 365 món? Phải chăng đó là những cái nấm màu đen sì, bóng nhẫy mà chúng ta vẫn thấy người ta để hàng rổ trong các tiệm thuốc bắc? Lẽ đâu linh chi lại dễ dàng đến thế.

Không, chính loại nấm đó tên gọi linh chi, là dược thảo đứng đầu trong Bản Thảo Kinh. Bản Thảo Kinh tên nguyên thủy là Thần Nông Bản Thảo Kinh, được hình thành vào khoảng cuối đời Ðông Hán, là của người đời sau thác danh họ Thần Nông sáng tác. Tác phẩm này tập hợp những kinh nghiệm về dược vật từ đời Hán trở về trước, tất cả 365 loại, trong đó thực vật chiếm đa số (252 vị), kế là động vật (67 vị) và sau cùng là khoáng thạch (46 vị) và có thể coi là cuốn sách về dược học đầu tiên của Trung Hoa. 

Cuốn kinh này chia các vị thuốc ra làm ba loại- thượng, trung và hạ phẩm. Linh chi là dược loại đứng đầu của thượng phẩm, trên cả nhân sâm, là một dược thảo kỳ diệu, có rất nhiều hiệu năng, dùng lâu không hại, có thể giúp người ta diên niên trường thọ. Thời trước chỉ có vua chúa và vương hầu biết tới chứ người bình dân thì chỉ nghe mà không mấy khi được gặp.

Cây nấm đó mang nhiều huyền thoại còn lạ lùng hơn cả nhân sâm. Người ta bảo rằng, nấm này chỉ mọc tại những khu rừng hoang vu, vào thời điểm nhất định, mà không phải là người có duyên phận lớn thì không gặp được. Những khối ngọc tạc theo hình chiếc nấm này gọi là ngọc như ý, tượng trưng cho sống lâu, ta thấy nơi tay các tiên ông trong tranh cổ.

Linh chi đã được biết đến từ nhiều ngàn năm trước. Tần Thủy Hoàng muốn kiếm những cây nấm này nên sai đạo sĩ Từ Phúc đem 1.500 đồng nam, 1.500 đồng nữ dong thuyền ra Ðông Hải tìm thuốc trường sinh. Phái đoàn đó ra đi mà không thấy trở về, không biết vì mất tích ngoài biển cả hay vì không kiếm ra nên sợ không dám về phục mệnh. Có thuyết cho rằng, họ đã định cư trên quần đảo Phù Tang và là tổ tiên của người Nhật hiện nay.

Trong lịch sử không biết bao nhiêu người đã tìm cách gây giống và trồng loại nấm này nhưng đều thất bại. Mãi tới năm 1971, hai nhà bác học người Nhật tên là Yukio Naoi và Zenzaburo Kasai, giáo sư của Phân khoa Nông nghiệp, Đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống và người ta mới sản xuất được vị thuốc này một cách qui mô. Từ đó linh chi được trồng và sử dụng trong việc bào chế chứ không chỉ là huyền thoại.

Hiện nay, thế giới hàng năm sản xuất vào khoảng 4.300 tấn nấm linh chi, trong đó riêng Trung Hoa trồng khoảng 3.000 tấn, còn lại là các quốc gia Ðại Hàn, Ðài Loan, Nhật Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Sri Lanka. Nhật Bản tuy tìm ra cách trồng nhưng nay chỉ sản xuất khoảng 500 tấn mỗi năm, đứng sau Trung Hoa. Kỹ nghệ trồng linh chi ngày càng phát triển và tại Việt Nam nhiều nhà nông nghiệp học cũng đã nghiên cứu và thiết lập một trại trồng và bào chế linh chi ở Sài Gòn từ năm 1987.

Linh chi, viết theo kiểu phiên âm Trung Hoa là Lingzhi hay Lingchih, tên Nhật là reishi, tên khoa học Ganoderma lucidum, là một loại nấm thuộc họ đa khổng (polyporaceae), thường mọc trên những cây mục. Thời xưa người ta chỉ có thể tìm thấy nấm trong rừng, trên những núi cao chứ không cách gì gây giống được. Có sách lại nói là linh chi chỉ tìm thấy ở phía tây núi Thái Hàng. Chính vì thế mà cây nấm này càng mang nhiều truyện thần kỳ. Trong truyện Bạch Xà tinh, linh chi có tác dụng cải tử hoàn sinh, làm cho người chết có thể sống lại được. Người ta còn gọi là linh chi thảo nên nhiều tác giả đã cho rằng đây là một loại cây cỏ.

Thực ra, như trên đã nói, linh chi là một loại nấm. Trong thiên nhiên, nấm này thường chỉ có ở nơi rừng rậm, ít ánh sáng và độ ẩm cao. Những cây thường có linh chi là cây mận, dẻ (pasania) và guercus serrata. Tuy nhiên trong hàng vạn cây già, chỉ có độ hai ba cây có linh chi. Vì thế nấm này rất hiếm trong dạng thiên nhiên. Hơn thế nữa, nấm tìm được thường không mấy khi nguyên vẹn mà hay bị sâu bọ cắn nát. 

Vỏ ngoài của linh chi rất cứng, nên việc nẩy mầm càng thêm khó khăn và việc tìm được cây nấm trở thành huyền thoại. Khi may mắn kiếm được, người ta thường phải giấu cả người thân và coi như một gia bảo. Mỗi khi kiếm được loại nấm này, cả vùng đó mở hội ăn mừng và lập tức loại dược thảo quí này được đem cung tiến. Linh chi càng huyền bí khi người ta còn đặt cho nó cái tên vạn niên linh chi, cho rằng ai ăn được nó sẽ trường sinh bất tử.

Tuy nhiên, phần chúng ta nhìn thấy ở cây nấm chỉ là bộ phận nổi, vì chính cây nấm là phần nằm ngầm trong thớ gỗ, có tên khuẩn ti thể (mycelium), là những đường dây chằng chịt, giống như rễ cây có nhiệm vụ hút chất bổ nuôi thân. Và khi nào điều kiện còn thuận tiện, phần ngầm này tiếp tục phát triển và nẩy ra những cánh nấm. Những cây nấm này là một bộ phận tái biến chế (recyclers) quan trọng trong thiên nhiên, vì nó làm gia tăng tiến trình hủ nát của thảo mộc, góp một phần quan trọng vào môi trường chúng ta đang sống. Những cây cỏ sẽ biến thành mùn nuôi sống các cây khác. Không có những cây nấm, thế giới sẽ chỉ là một bãi rác khổng lồ, chất đầy những vật liệu chết.

Gần đây khi tìm được cách gây giống nấm linh chi, những khoa học gia Nhật Bản chứng minh được rằng, những cây nấm màu sắc khác nhau không phải vì khác loại mà chỉ vì môi trường và điều kiện sinh hoạt khác nhau. Thay đổi điều kiện người ta có thể có được đủ sáu loại từ cùng một giống.
 
Linh chi có nhiều hình dạng khác biệt, có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thứ giống như trái thận, có thứ lại có hình dạng giống như sừng hươu. Theo Thần Nông Bản Thảo có 6 loại linh chi, mỗi loại có một công năng đặc biệt. Thanh chi (xanh) vị toan bình, giúp cho mắt sáng, bổ can khí, giúp an thần, nhân thứ, dùng lâu sẽ thân thể nhẹ nhàng, thoải mái. Xích chi (đỏ), vị đắng, chủ vị, ích tâm khí, tăng trí tuệ. Hắc chi (đen) ích thận khí, khiến cho đầu óc tinh tường. Bạch chi (trắng) ích phế khí, làm cho trí nhớ dai. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, an thần, trung hòa. Tử chi (tím đỏ) bảo thần, ích tinh, làm cứng gân cốt, da tươi đẹp. Cả sáu loại đều có công năng giúp người ta thân thể khinh linh, tiêu sái, trẻ mãi không già, trường thọ.

Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân viết là "dùng lâu, người nhẹ nhàng, không già, sống lâu như thần tiên". Nói chung, linh chi bổ đủ ngũ tạng, nhưng mỗi loại bổ một khác. Tuy nhiên những biện biệt trong Thần Nông Bản Thảo xem ra chỉ thuần lý, dựa trên ngũ hành, ngũ sắc để luận hơn là được thử nghiệm thực tế. Màu xanh thuộc mộc, chủ can nên thanh chi bổ gan, màu trắng thuộc kim, chủ phế nên bạch chi bổ phổi, màu đen thuộc thủy, chủ thận nên bổ thận, màu vàng thuộc thổ, chủ tì vị nên bổ tì. Những tác dụng và hậu quả đều do hệ luận đó mà ra.